Lợi ích & Hạn chế Chính_phủ_điện_tử

Lợi ích của chính phủ điện tử:

  • Là đáp ứng mọi nhu cầu của công dân bằng việc nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền từ trung ương tới cơ sở như quản lý nhân sự, quy trình tác nghiệp, v.v... Chính phủ Điện tử đem lại sự thuận tiện, cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả và kịp thời cho người dân, doanh nghiệp, các cơ quan và nhân viên chính phủ. Đối với người dân và doanh nghiệp, chính phủ điện tử là sự đơn giản hóa các thủ tục và tăng tính hiệu quả của quá trình xử lý công việc. Đối với chính phủ, chính phủ điện tử hỗ trợ quan hệ giữa các cơ quan của chính quyền nhằm đảm bảo đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời.
  • Bên cạnh đó, Chính phủ điện tử còn giúp thay đổi phương thức giải quyết công việc của các cơ quan của chính phủ theo hướng hiện đại thoát ly khỏi phương thức thủ công truyền thống. Xóa bỏ sự hạn chế về mặt không gian và thời gian giải quyết nhu cầu của người dân. Theo đó người dân có thể sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến 24/24 giờ và 7 ngày liên tục trong tuần và ở bất cứ nơi đâu.
  • Mặt khác, Chính phủ điện tử còn giúp cắt giảm chi tiêu ngân sách cho việc mua sắm công và chi thường xuyên phục vụ hoạt động của công chức, viên chức chính phủ. Minh bạch quy trình và công khai thủ tục hành chính; rõ ràng về trách nhiệm của các bên tham gia vào quan hệ quản lý nhà nước.

Hạn chế của CPĐT:

  • Tuy nhiên, việc tin học hóa hành chính cũng có thể đem lại nhiều bất lợi. Một bất lợi cho các cơ quan có thẩm quyền sẽ là phải tăng chi phí an ninh. Để bảo vệ sự riêng tư và thông tin mật của dữ liệu sẽ phải có các biện pháp bảo mật (để chống các sự tấn công, xâm nhập, ăn cắp dữ liệu từ bên ngoài, hay của các hacker), mà sẽ đòi hỏi chi phí bổ sung [3]. Đôi khi chính quyền phải thuê mướn một cơ quan tư nhân độc lập, khách quan để giám sát, bảo đảm sự quản lý thông tin cá nhân không bị nhà nước lạm dụng trái hiến pháp và bảo vệ người dân cũng như cung cấp thông tin cho người dân [4]. Một bất lợi nữa là chức năng của hệ thống được sử dụng phải cập nhật và nâng cấp liên tục, để thích ứng với hiện tình công nghệ mới. Các hệ thống cũng có thể không tương thích với nhau hoặc không tương thích với hệ điều hành hoặc không thể hoạt động độc lập (ngoại tuyến) mà không cần liên kết hay phụ thuộc với những thiết bị khác.
  • Đối với người dân, việc tập hợp và lưu trữ những thông tin cá nhân của họ có thể đưa đến việc bị kiểm soát đời sống riêng tư, bị các cơ quan nhà nước lạm dụng; chưa kể đến việc thông tin cá nhân có thể bị rò rĩ, ăn cắp dữ liệu, lưu truyền trái phép hay dùng cho mục đích thương mại hoặc là họ không có phương tiện hay cơ sở pháp lý để biết (và để xin xóa) những thông tin cá nhân nào của mình đang bị lưu trữ cũng như giám sát mức độ chính xác của thông tin [4].
  • Mặt khác, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống hành chính để đảm bảo tính thống nhất có thể dùng chung. Đây là một quá trình lâu dài khó khăn và phức tạp.